Kẽm Zinc là gì? 9 loại kẽm và lợi ích bạn nên biết.
Kẽm Zinc là gì?
Kẽm hay thường được đọc theo tên tiếng anh là Zinc một vi chất rất quan trọng của cơ thể được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể con người.
Kẽm Zinc tham gia thành phần của hơn 200 enzyme của cơ thể . Enzyme sử dụng kẽm để tạo ra nhiều hợp chất quan trọng và các thành phần cấu trúc cần thiết cho chức năng cơ thể con người.
Ngoài ra kẽm tham gia vào hoạt động của nhiều lọai hormone trong cơ thể như isulin, hormone tăng trưởng , horome giới tính như testosterone và estrogen.
Kẽm có vai trò quan trọng giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, sự tăng trưởng của cơ thể , phát triển cải thiện não bộ, tăng cảm giác , điều hòa chức năng nội tiết ( điều hòa sinh sản), giúp phát triển cơ bắp, làn da khỏe mạnh.
Mặc dù tình trạng thiếu kẽm hiếm gặp ở các nước phát triển nhưng tại Mỹ vẫn có tình trạng trẻ sơ sinh, người già bị thiếu kẽm ở mức độ nhẹ.
Thiếu kẽm có thể do giảm lượng thức ăn hoặc tăng sử dụng. Các khảo sát đã chỉ ra lượng kẽm trung bình đưa vào cơ thể chỉ khoảng 47%- 67% so với chế độ khuyến cáo ( RDA)
Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ đẫn đến xuất hiện 1 số triệu chứng sau: tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng , trầm cảm , giảm vị giác và khứu giác, xuất hiện mụn trứng cá , giảm khả năng nhìn vào ban đêm, chậm tăng trưởng ở trẻ em , loét miệng, teo tinh hoàn
Nội dung bài viết
Các nguyên nhân nào dễ dẫn đến thiếu kẽm?
Lượng tiêu thụ giảm
- Nhiễm trùng
- Xơ gan do rượu
- Nghiện rượu
- Bỏng
- Sau chấn thương
- Suy dinh dưỡng- thiếu protein
- Chế độ ăn chay
- Nhiễm trùng
- Xơ gan do rượu
- Nghiện rượu
- Bỏng
- Sau chấn thương
- Suy dinh dưỡng- thiếu protein
- Chế độ ăn chay
Giảm hấp thu
- Nghiện rượu
- Bệnh Celiac
- Mất máu mạn tính
- Tiểu đường
- Tiêu chảy
- Chế độ ăn nhiều chất xơ
- Viêm ruột
- Ruột ngắn
- Tỷ lệ Ca/ Zn cao
- Tỷ lệ Fe/ Zn cao
- Bệnh gan
- Suy tụy
Nhu cầu gia tăng
- Tuổi già
- Mang thai và cho con bú
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Dậy thì
9 Loại kẽm phổ biến
Kẽm có nhiều dạng khác nhau, với khả năng hấp thụ và lợi ích khác nhau
- Kẽm axetat: dạng kẽm liên kết axit axetic. Sự hấp thu kẽm axetat tương tự kẽm citrate hoặc gluconat. Dạng kẽm này không có hiệu quả làm giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường
- Kẽm bisglycinate: sự hấp thu của kẽm bisglycinate tương tự như kẽm sulfat , nhưng dạng glycinat có thể được sử dụng tốt hơn.
- Kẽm citrate: khả năng hấp thụ tương tư kẽm gluconat
- Kẽm gluconat: dạng kẽm này được chứng minh có hiệu quả nhất trong viên ngậm kẽm để giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng các triệu chứng cảm lạnh thông thường.
- Kẽm monomethionine hoặc phức hợp methionine- sulfate: Trong các nghiên cứu trên động vật kẽm liên kết với methionine được chứng minh hấp thu tốt hơn kẽm sulfat.
- Kẽm orotate: sự hấp thu của kẽm orotate tương tự kẽm sulfat . Sự hấp thu kẽm orotate qua đường miệng xảy ra trong một thời gian dài.
- Oxit kẽm: dạng kẽm này hấp thụ ở mức độ thấp hơn so với các dạng khác khi được sử dụng như một chất bổ sung đường uống. Oxit kẽm được sử dụng trong kẽm chống năng và các chế phẩm bôi trị hăm tã.
- Kẽm picolinte: Axit picolinic là một hợp chất do tuyến tụy tiết ra liên kết với kẽm và giúp vận chuyện kẽm qua niêm mạc ruột.Khả năng hấp thụ dạng kẽm này tốt hơn kẽm citrate hoặc gluconat.Kẽm picolinte là loại kẽm tốt nhất để diều trị thiếu kẽm trầm trọng.
- Kẽm sulfat: Dạng kẽm này không được hấp thu tốt như dạng kẽm khác , đặc biệt là kẽm piconat hoặc monomethionine.
9 Lợi ích của kẽm bạn cần biết
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Đã có hơm 1000 nghiên cứu mù đôi có đối chứng giả dược đã chứng tỏ vai trò của việc bổ sung kẽm đối với sự phát triển cơ thể.
1: Giúp điều trị mụn trứng cá và các vấn đề da khác
Kẽm Zinc là vi chất quan trọng thang gia cấu tạo của da, tóc, móng tay .
Kẽm giúp móng tay chắc khỏe, tác động vào nang tóc và kích thích tóc phát triển , giữ độ ẩm và giảm tiết dầu ở da
Kẽm là hoạt chất được sử dụng để điều trị trứng cá do khả năng giảm tiết bã nhờn và điều hòa nội tiết tố . Nồng độ kẽm thấp thường gặp ở thanh thiếu niên có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn trứng cá
Một số nghiên cứu mù đôi cho thấy việc bổ sung kẽm cho kết quản tương đương như tetracycline ( kháng sinh ) đối với mụn trứng cá ở bề mặt da và có kết quả vượt trội đối với mụn trứng cá sâu hơn .Việc bổ sung này thường kéo dài 12 tuần sẽ đạt được hiệu quả tốt
Kẽm tham gia quá trình chữa lành vết thương, cầm máu,phản ứng viêm, tăng sinh, trưởng thành mô. Tác dụng này rất quan trọng với những người bị tiểu đường , người dễ bị mụn nhọt , viêm nang lông
Trong một số nghiên cứu mù đôi ở 60 bệnh nhân bị loét bàn chân do tiểu đường độ 3. Những bệnh này nhận được cung cấp 50mg kẽm / ngày đã có những cải thiện sau 12 tuần trong việc chữa lành vết loét và cải thiện kiểm soát đường huyết ,tăng khả năng chống oxy hóa , kiểm soát nồng độ gluthaione trong máu, giảm dấu hiệu viêm nhiễm
2: Tăng cường sức khỏe thần kinh, chất lượng giấc ngủ và tâm trạng
Thiếu kẽm dẫn đến sự thay đổi trong quá trình dẫn truyễn và điều hòa các noron thần kinh dẫn đến suy chức năng tâm thần và trầm cảm ở con người . Thiếu kẽm hay gặp ở trẻ em và người cao tuổi. Thiếu kẽm liên quan đến sự phát triển của chức năng tinh thần , trí nhớ kém, tâm trạng thấp ở trẻ em và người cao tuổi . Các nghiên cứu lâm sàng việc bổ sung kẽm có tác sụng cải thiện 1 số chức năng tâm thần, tâm trạng ở cả trẻ em, người già
Theo 1 nghiên cứu của Iran lượng kẽm trong chế độ ăn uống thấp hơn đáng kể ở những người có triệu chứng trầm cảm từ nhẹ đến nặng so với ngững người không có hoặc có ít triệu chứng trầm cảm
Trong một nghiên cứu ở 50 đối tượng thừa cân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm và nhận 30mg kẽm hoặc giả dược mỗi ngày trong 12 tuần đã nhận thấy thiếu kẽm là yếu tố cơ bản dẫn đến tâm trạng và chức năng não kém ở người thừa cân hoặc kiểm soát đường máu kém. Bổ sung kẽm giúp cải thiện tâm trạng, kích thích quá trình sản xuất tế bào não mới
Trong một thử nghiệm lâm sàng mù đôi, 54 điều dưỡng của khoa hồi sức đặc biệt ( ICU) uống 50mg kẽm 3 ngày/ 1 lần trong 1 tháng đã cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ . Những cải thiện này tương ứng sự gia tăng nồng độ kẽm trong máu
3: Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường
Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hệ miễn dịch . Kẽm được coi là “người gác cổng” của hệ miễn dịch
Kẽm làm tăng nồng độ Thymulin trong máu ( một loại hormone do tuyến ức sản xuất ). Ở người cao tuổi tuyến ức và hormone tuyến ức tăng cường miễn dịch khác bị giảm. Giảm các hormone dẫn đến suy giảm miễn dịch và nguy cơ nhiễm trùng .Việc bổ sung kẽm làm tăng Thymulin giúp cải thiện đáng kể chức năng miễn dịch . Kẽm giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng trên người cao tuổi .
Kẽm có khả năng tăng cường sức đề kháng , chống lại virut, đặc biệt một số virut gây cảm lạnh thông thường.
Việc sử dụng kẽm đặc biệt là viêm ngâm có giá trị khi bị cảm lạnh . Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu là do sự dụng công thức viêm ngậm không hiệu quả . Kẽm được hấp thu tốt nhất dưới dạng tự do ( bị ion hóa ) trong nước bọt . Axit citric làm giảm hấp thu kẽm . Do đó nên sử dụng viêm ngậm không chứa axit citric khi giảm đau rát họng và cảm lạnh thông thường . Không ăn hoặc uống trái cây họ cam quýt hoặc nước trái cây trước hoặc sau khi hòa tan viên ngậm.
4: Kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu
Kẽm tham gia vào quá trình chuyến hóa insulin: tổng hợp, bài tiết và sử dụng. Người mắc bệnh tiểu đường thường bài tiết kẽm , vitamin , các khoáng chất hòa tan qua nước tiểu nên dẫn đến tình trạng thiếu kẽm cần thiết bổ sung kẽm ở người mắc bệnh tiểu đường .
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm giúp cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường . Kẽm rất quan trọng để chữa lành vết thương và tăng miễn dịch đối với bệnh tiểu đường.
5: Hỗ trợ chứng năng sinh dục nam
Kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa của hormone sinh dục nam, hình thành , khả năng hoạt động của tinh trùng. Thiếu kẽm làm giảm nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng.Nồng độ kẽm thấp hơn nhiều thường gặp đàn ông vô sinh có số lượng tinh trùng thấp ,điều này cho thấy rằng nồng độ kẽm là mốt yếu tố nguy cơ góp phần gây vô sinh ở nam giới .
Một số nghiên cứu mù đôi đã chỉ ra việc bổ sung kẽm cải thiện số lượng và khả năng hoạt động của tinh trùng . Việc bổ sung kẽm có hiệu quả làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới có nồng độ testosterone thấp.
6: Hỗ trợ cải thiện thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
Kẽm đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa của võng mạc . Kẽm đã được chứng minh có lợi làm giảm mất thị lực trong điều trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác ( ARMD)
7: Mang thai:
Nồng độ kẽm thấp có liên quan đến đẻ non, nhẹ cân, chậm phát triển và tiền sản giật – một tỉnh trạng nghiêm trọng của thai kỳ liên quan đến tăng huyết áp, phù , mất protein qua nước tiểu. Nghiên cứu về việc bổ sung kẽm trong thời kỳ mang thai đã chỉ ra nhóm được bổ sung kẽm trẻ sinh ra có cân nặng và vòng đầu lớn hơn nhóm giả dược và ít biến chứng trong thai kỳ hơn.
8: Hội chứng tiền kinh nguyệt
Đối với phụ nữ kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng để cân bằng nội tiết nữ, điều hòa kinh nguyệt . Một nghiên cứu mù đôi với 60 nữ sinh viên trẻ tuổi được cung cấp 30mg kẽm / ngày đã chỉ ra có sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuôc sống đặc biết là thể chất( chất lượng giấc ngủ, năng lượng, giảm căng tức ngực…) và tâm lý ( tâm trạng ) trong đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ trẻ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt
9: Viêm khớp dạng thấp
Kẽm có tác dụng chống oxy hóa và có chức năng trong enzyme chống oxy hóa superrioxide dismutase ( SOD đồng-kẽm). Nồng độ kẽm thường giảm trong bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp , các nhiễm trùng khác.
Trong một số nghiên cứu về việc bổ sung kẽm làm tăng nồng độ kẽm và chức năng kẽm trong bệnh viêm khớp dạng thấp . Kẽm được sử dụng là kẽm sulfat, với những dạng kẽm dễ hấp thụ kết quả đạt hiệu quả hơn nhiều.
Liều lượng thông thường khi dùng kẽm
Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là 15 đến 20mg.
Trẻ em: 5 đến 10mg. Nam giới: 30 đếm 45mg .Phụ nữ : 20 đến 30mg
Trong thời gian bị cảm lạnh thông thường, hãy sử dung viêm ngậm cung cấp 15 đến 25mg kẽm nguyên tố và hòa tan chúng trong miệng cứ sau 2 giờ thức dậy sau liều gấp đôi ban đầu và tiếp tục cho đến bảy ngày. Liều lượng kẽm cao có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, tránh dùng một lượng lớn hơn 150mg kẽm hàng ngày trong một tuần.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng kẽm
Khi uống kẽm lúc đói ( kẽm sulfat) có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Uống kéo dài ở mức lớn hơn 150mg / ngày có thể dẫn đến thiếu máu, giảm HDL- cholesterol, giảm chức năng miễn dịch.
Các tương tác thuốc khi dùng kẽm
Kẽm làm giảm hấp thu tetracycline và ciprofloxacin. Uống kẽm cách các thuốc này trước 2 giờ hoặc sau khi dùng các loại kháng sinh này.
Các loại thuốc sau làm tăng mất kẽm ra khỏi cơ thể hoặc cản trở sự hấp thu kẽm: aspirin, AZT( azidothymidine), captopril. enalapril, estrogen ( thuốc tránh thai và Premarin), penicillamine và nhóm thuốc lợi tiểu thiazide. Cần bổ sung kẽm để duy trì nồng độ kẽm ở những người dùng các loại thuốc này.
Nguồn tham khảo
- King JC. Zinc: an essential but elusive nutrient. Am J Clin Nutr. 2011 Aug;94(2):679S-84S.
- Dreno B, Moyse D, Alirezai M, et al. Acne Research and Study Group. Multicenter randomized comparative double-blind controlled clinical trial of the safety and efficacy of zinc gluconate versus minocycline hydrochloride in the treatment of inflammatory acne vulgaris. Dermatology. 2001;203(2):135-40.
- Meynadier J. Efficacy and safety study of two zinc gluconate regimens in the treatment of inflammatory acne. Eur J Dermatol. 2000 Jun;10(4):269-73. PMID: 10846252.
- Momen-Heravi M, Barahimi E, Razzaghi R, et al. The effects of zinc supplementation on wound healing and metabolic status in patients with diabetic foot ulcer: A randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Wound Repair Regen 2017 May;25(3):512-520.
- Warthon-Medina M, Moran VH, Stammers AL, et al. Zinc intake, status and indices of cognitive function in adults and children: a systematic review and meta-analysis. Eur J Clin Nutr. 2015 Jun;69(6):649-61.
- Gonoodi K, Moslem A, Ahmadnezhad M, et al. Relationship of Dietary and Serum Zinc with Depression Score in Iranian Adolescent Girls. Biol Trace Elem Res. 2018 Nov;186(1):91-97.
- Solati Z, Jazayeri S, Tehrani-Doost M, Mahmoodianfard S, Gohari MR. Zinc monotherapy increases serum brain-derived neurotrophic factor (BDNF) levels and decreases depressive symptoms in overweight or obese subjects: a double-blind, randomized, placebo-controlled trial. Nutr Neurosci. 2015 May;18(4):162-8.
- Baradari AG, Alipour A, Mahdavi A, et al. The Effect of Zinc Supplementation on Sleep Quality of ICU Nurses: A Double Blinded Randomized Controlled Trial. Workplace Health Saf. 2018 Apr;66(4):191-200.
- Wessels I, Maywald M, Rink L. Zinc as a Gatekeeper of Immune Function. Nutrients. 2017 Nov 25;9(12). pii: E1286.
- Mocchegiani E, Romeo J, Malavolta M, et al. Zinc: dietary intake and impact of supplementation on immune function in elderly. Age (Dordr). 2013 Jun;35(3):839-60.
- Barnett JB, Dao MC, Hamer DH, et al. Effect of zinc supplementation on serum zinc concentration and T cell proliferation in nursing home elderly: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Am J Clin Nutr. 2016 Mar;103(3):942-51.
- Read SA, Obeid S, Ahlenstiel C, Ahlenstiel G. The Role of Zinc in Antiviral Immunity. Adv Nutr. 2019 Jul 1;10(4):696-710.
- Hulisz D. Efficacy of zinc against common cold viruses: an overview. J Am Pharm Assoc (2003). 2004 Sep-Oct;44(5):594-603.
- Fernández-Cao JC, Warthon-Medina M, Hall Moran V, Arija V, Doepking C, Lowe NM. Dietary zinc intake and whole blood zinc concentration in subjects with type 2 diabetes versus healthy subjects: A systematic review, meta-analysis and meta-regression. J Trace Elem Med Biol. 2018 Sep;49:241-251.
- Ruz M, Carrasco F, Rojas P, et al. Nutritional Effects of Zinc on Metabolic Syndrome and Type 2 Diabetes: Mechanisms and Main Findings in Human Studies. Biol Trace Elem Res. 2019 Mar;188(1):177-188.
- Beigi Harchegani A, Dahan H, Tahmasbpour E, et al. Effects of zinc deficiency on impaired spermatogenesis and male infertility: the role of oxidative stress, inflammation and apoptosis. Hum Fertil (Camb). 2020 Apr;23(1):5-16.
- Gilbert R, Peto T, Lengyel I, Emri E. Zinc Nutrition and Inflammation in the Aging Retina. Mol Nutr Food Res. 2019 Aug;63(15):e1801049.
- Wilson RL, Grieger JA, Bianco-Miotto T, Roberts CT. Association between Maternal Zinc Status, Dietary Zinc Intake and Pregnancy Complications: A Systematic Review. Nutrients. 2016 Oct 15;8(10):641
- Jafari F, JT Mohammad, Farhang A, Amani R. Effect of zinc supplementation on quality of life and sleep quality in young women with premenstrual syndrome: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Arch Gynecol Obstet. 2020 Sep;302(3):657-664.
- Jafari F, Farhang A, JT Mohammad. Effect of Zinc Supplementation on Physical and Psychological Symptoms, Biomarkers of Inflammation, Oxidative Stress, and Brain-Derived Neurotrophic Factor in Young Women with Premenstrual Syndrome: a Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Trial. Clinical Trial Biol Trace Elem Res. 2020 Mar;194(1):89-95.
- Bonaventura P, Benedetti G, Albarède F, Miossec P. Zinc and its role in immunity and inflammation. Autoimmun Rev. 2015 Apr;14(4):277-85.
- Hemilä H, Haukka J, Alho M, Vahtera J, Kivimäki M. Zinc acetate lozenges for the treatment of the common cold: a randomised controlled trial. BMJ Open. 2020 Jan 23;10(1):e031662.
- Deters EL, VanDerWal AJ, VanValin KR, Beenken AM, Heiderscheit KJ, Hochmuth KG, Jackson TD, Messersmith EM, McGill JL, Hansen SL. Effect of bis-glycinate bound zinc or zinc sulfate on zinc metabolism in growing lambs. J Anim Sci. 2021.
- Wegmüller R, Tay F, Zeder C, Brnic M, Hurrell RF. Zinc absorption by young adults from supplemental zinc citrate is comparable with that from zinc gluconate and higher than from zinc oxide. J Nutr. 2014 Feb;144(2):132-6.
- Liu FF, Azad MAK, Li ZH, et al. Zinc Supplementation Forms Influenced Zinc Absorption and Accumulation in Piglets. Animals (Basel). 2020 Dec 27;11(1):36.
- Andermann G, Dietz M. The bioavailability and pharmacokinetics of three zinc salts: zinc pantothenate, zinc sulfate and zinc orotate. Eur J Drug Metab Pharmacokinet. 1982;7(3):233-9.
- Barrie SA, Wright JV, Pizzorno JE, Kutter E, Barron PC. Comparative absorption of zinc picolinate, zinc citrate and zinc gluconate in humans. Agents Actions. 1987 Jun;21(1-2):223-8.
Lưu ý: Bài viết này với nội dung chia sẻ thông tin và không nhằm mục đích cung cấp chẩn đoán, điều trị hoặc tư vấn y tế.